5 Kinh Nghiệm Học Frontend Hiệu Quả Cho Người Mới
Bạn là ai? Một học sinh trung học, một sinh viên, hay một một người đi làm và muốn bắt tay vào việc trở thành một developer frontend. Bạn không biết bắt đầu từ đâu và chưa tìm ra phương pháp học tập sao cho hiệu quả. Đừng lo lắng! Những gì bạn đang tìm sẽ được tôi chia sẻ trong bài viết này.
Frontend là gì?
Trước khi cưới vợ bạn sẽ phải trải qua quá trình tìm hiểu về nửa kia của mình như cô ấy là ai? Nghề nghiệp ra sao? Hay thậm trí là cả lịch sử tình ái của cô ấy. Tương tự như việc cưới vợ, việc bạn trở thành một developer frontend cũng cần trải qua giai đoạn tìm hiểu từ việc frontend là gì? Đến việc nó có cấu tạo, hoạt động ra sao,... Những điều cơ bản như vậy tưởng chừng không cần thiết nhưng nó lại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bạn học tập, làm việc và cả trong quá trình bạn đi phỏng vấn. Vậy frontend là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì frontend là giao diện mà chúng ta nhìn thấy trên các website cũng giống như là "mặt tiền" của ngôi nhà vậy. Tuy nhiên làm frontend không chỉ đơn giản là tạo ra giao diện cho trang web mà nó còn cần cả tương tác từ người dùng như việc kéo thả tệp, tìm kiếm,... Một developer giỏi còn cần làm việc với designer và cả backend nữa. Ví dụ khi click menu A thì nó sẽ hiển thị ra cái gì? Nó lấy dữ liệu từ đâu,...
Để trở thành một developer giỏi bạn cũng còn cần một chút thẩm mĩ đặc biệt là có thẩm mĩ về giao diện web, bố trí màu sắc thống nhất giữa các trang, tính tỉ mỉ, chính xác trong công việc, hiểu người dùng, có khả năng tự học hỏi và đặc biệt là có đam mê với lập trình. Nếu bạn không hội tụ các yếu tố trên thì cũng đừng lo lắng, ngại khó, hãy kiên trì luyện tập thường xuyên và thành công sẽ đến với bạn. Dưới đây mình xin chia sẻ 5 kinh nghiệm mình rút ra được từ trong quá trình mình học frontend!
1. Xác định lộ trình học
Khi mới bắt đầu học tập thì chúng ta cần đặt cho mình một mục tiêu và con đường đi đến mục tiêu đó. Việc xác định lộ trình học rất quan trọng, bạn sẽ rất dễ chán nản, mông lung và thậm trí là bế tắc nếu không xác định được lộ trình học hợp lí bởi bạn sẽ rất dễ ngợp trước lượng kiến thức khổng lồ của lập trình.
Đầu bạn nên tìm hiểu về HTTP, ứng dụng web, lưu trữ, CMS và phát triển web nói chung để nâng cao hiểu biết về cách thức hoạt động của Internet trước khi bạn có thể đi sâu hơn và bắt đầu học về lập trình từ HTML rồi đến CSS và JavaScript. Đừng vội vàng học CSS khi bạn còn chưa nắm chắc HTML bởi mọi thứ trong lập trình rất logic. Sau khi đã nắm chắc những kĩ thuật cơ bản trong HTML, CSS, JavaScript bạn hoàn toàn có thể chọn một framework để nâng cao khả năng của mình như Angular, vue.js hay React. Nếu bạn đủ khả năng thì bạn hoàn toàn có thẻ học cả 3. Tuy nhiên tôi khuyên bạn nên chọn Vue.js. Dưới dây là lộ trình để trở thành một frontend developer mà bạn có thể tham khảo
2. Thực hành, thực hành và thực hành
Sau khi đã xác định được lộ trình học của bản thân thì bạn cần bắt tay vào thực hiện nó. Hãy thực hành mỗi ngày, đừng chỉ học lí thuyết và nhìn bài giảng. Nếu không thực hành thì mọi điều bạn học được chỉ là mớ lý thuyết không có giá trị. Khi bạn học lí thuyết cho dù bạn hiểu vấn đề như thế nào đi nữa thì điều quan trọng vẫn là phải thực hành nó, chỉ như vậy bạn mới có thể hiểu cặn kẽ vấn đề và quan trọng hơn trong quá trình thực hành sẽ có nhiều lỗi phát sinh và bạn sẽ phải tìm cách sửa đó. Những lần sửa lỗi đó chắc chắn sẽ giúp lượng kiến thức của bạn tăng lên nhanh chóng vì vậy đừng ngại lỗi mà hãy thực hành mỗi ngày.
Hãy thử làm một vài project nhỏ, cá nhân như xây dựng giao diện giống một trang web nào đó (blog cá nhân,... đến những trang web có giao diện phức tạp như Facebook,...) Những dự án đó sẽ giúp bạn củng cố và nâng cao kiến thức bạn học được, quan trọng hơn những dự án đó sẽ tạo ra một niềm vui, động lực to lớn để bạn phấn đấu và đó còn là CV tuyệt vời nhất trong mắt các nhà tuyển dụng, hơn bất kì chứng chỉ nào mà bạn có.
3. Làm bạn với google
Lập trình viên giỏi thì sẽ cần nhiều kỹ năng và hơn hết kỹ năng không thể thiếu đó là search google. Với lượng kiến thức khổng lồ về lập trình thì không ai có thể nhớ hết được mọi thứ. Những lúc như vậy thì việc search google giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng thông tin, tiết kiệm được nhiều thời gian để làm những việc khác.
Lập trình là một nghề đòi hỏi khả năng tự học rất nhiều. Chính vì vậy bạn hãy làm bạn với google, nó sẽ giúp bạn giải đáp rất nhiều thắc mắc từ việc tìm kiếm tài liệu đến cả việc debug thì google cũng có thể giúp bạn. Hãy tìm đến những website như Stack Overflow, W3School,...để hỏi đáp và học tập.
4. Học tiếng Anh
Dù muốn hay không thì bạn cũng không thể phủ nhận vai trò của tiếng anh trong lập trình. Những tài liệu, kiến thức hay về lập trình đều được viết bằng tiếng Anh đặc biệt là những công nghệ, kĩ thuật mới. Nếu bạn muốn giỏi thì bắt buộc phải học tiếng Anh. Hơn nữa hiện nay các công ti tuyển dụng lập trình đều yêu cầu tiếng Anh vì vậy nếu bạn muốn phát triển hơn nữa thì nhất định phải học tiếng anh
Lập trình là ngành toàn cầu, làm việc và giao tiếp trong môi trường quốc tế chính vì vậy bạn cần phải biết tiếng Anh. Như ở phần trên tôi đã nói thì kĩ năng tra google cũng rất cần thiết. Tuy nhiên không phải là tra google và hỏi đáp bằng tiếng Việt. Những website có lượng lớn lập trình viên theo dõi Stack Overflow,... đều giao tiếp bằng tiếng Anh.
5. Học trung tâm
Nếu bạn bế tắc và không biết bắt đầu từ đâu hay chỉ đơn giản là muốn có người hướng dẫn, được học thực hành nhiều thì học ở trung tâm là một lựa chọn hợp lí. Trung tâm đào tạo lập trình viên SUNTECH là một địa chỉ uy tín được nhiều bạn sinh viên và cả người đi làm lựa chọn để học tập. Giảng viên dậy học là những lập trình viên, leader đang làm việc tại những công ti công nghệ lớn với giáo trình thực tiễn, mỗi khóa học đều có đồ án kết thúc khóa để xác nhận xem bạn đã nắm chắc được nội dung học không. Sau khi hoàn thành đồ án bạn sẽ được SUNTECH giới thiệu việc làm tại các đơn vị liên kết với mức lương hấp dẫn. Hàng tháng SUNTECH đều mở mới các lớp dậy offline miễn phí tại Hà Nội. Nếu bạn ở xa thì bạn hoàn toàn có thể tham khảo các khóa học online của SUNTECH qua ZOOM từ các khóa như Frontend Web đến các khóa nâng cao như Khóa học lập trình web fullstack
Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích, thú vị đừng ngại ấn nút share để lan tỏa, chia sẻ kiến thức đến mọi người. Mỗi một lần chia sẻ là một lần học!
Bạn có thể tham khảo các khóa học lập trình miễn phí tại đây. Hoặc đặt câu hỏi trao đổi về bài học, góp phần cho sự phát triển của cộng đồng lập trình tại Group Facebook. Chúc các bạn học tốt!